Bệnh mất trí là một căn bệnh liên quan đến não bộ và có thể xảy ra ở nhiều đối tượng, trong đó nhiều nhất là người già với khả năng mắc bệnh cao nhất do đến lứa tuổi cao, các tế bào thần kinh trung ương mất dần sự liên kết chặt chẽ và dễ bị tấn công, khiến cho khả năng ghi nhớ của não bộ bị ảnh hưởng. Bệnh mất trí không phải là một căn bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó gây ra những bất tiện trong cuộc sống và không tốt cho não bộ. Dưới đây là những thông tin bạn cần biết về chứng mất trí.
Chứng bệnh mất trí là gì và nguyên nhân của nó ?
Khi mắc bệnh mất trí, hay còn gọi là bệnh sa sút trí tuệ, khả năng nhận thức của người bệnh bị ảnh hưởng xấu do vài vùng ở não có các tế bào thần kinh bị hủy hoại hoặc mất liên kết. Bệnh mất trí bao gồm các tác động tiêu cực đến khả năng sử dụng ngôn ngữ, bày tỏ cảm xúc, trạng thái tinh thần, khả năng lưu trữ và ghi nhớ thông tin của người bệnh, khả năng phán đoán, xác định hướng, không gian, thời gian, giảm sự nhạy bén của các giác quan khác.
Bệnh mất trí có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi, không kể nam hay nữ, nhưng hầu hết tỉ lệ mắc bệnh mất trí cao nằm ở độ tuổi >60. Bệnh mất trí có thể xảy ra do di truyền, nhưng hầu hết là do sự biến đổi gen đặc biệt gây nên.
Ngoài ra bệnh mất trí còn xuất phát từ một số nguyên nhân khác như chế độ sinh hoạt, ăn uống thay đổi đột ngột, không lành mạnh, ảnh hưởng từ các bệnh về não khác như đột quỵ, thiếu máu não, chấn thương sọ não,….Những người ít hoạt động thể chất, lười vận động và ì trệ cũng có tỉ lệ mắc bệnh mất trí cao hơn những người khác.
Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh mất trí ?
Nguồn gốc dẫn đến bệnh mất trí hầu hết đều xuất phát từ các bệnh liên quan đến hệ thần kinh, não bộ như bệnh Alzheimer, Parkinson và Huntington. Trong số 3 bệnh này thì bệnh Alzheimer là bệnh chiếm đến 50 đến 70% khả năng dẫn đến bệnh mất trí.
Nhiều người thường nhầm lẫn và cho rằng bệnh sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer là một bệnh giống nhau nhưng trên thực tế, bệnh sa sút trí tuệ hay còn gọi là bệnh mất trí là do sự hủy hoại một số tế bào thần kinh ở một số vùng trên não gây ra.
Bên cạnh đó, các bệnh nhiễm trùng như HIV AIDS, tiền sử bệnh tim mạch hoặc đột quỵ cũng có thể dẫn đến bệnh mất trí. Đối với những người trẻ mắc bệnh trầm cảm do áp lực công việc quá cao và sử dụng quá độ thuốc điều trị trầm cảm cũng dễ mắc bệnh mất trí hơn những người khác. Đây không phải là một bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng song việc nắm được các biểu hiện ban đầu của bệnh cũng giúp cho người bệnh điều trị bệnh được hiệu quả và dễ dàng hơn.
Một số biểu hiện dễ nhận biết của bệnh mất trí
Khi nói đến bệnh mất trí, biểu hiện phổ biến và rõ rệt nhất là sự sụt giảm trí nhớ. Người bệnh thường quên những sự kiện vừa mới xảy ra ngay trước đó một cách nhanh chóng, đôi khi quên tên mình, quên tên cha mẹ hoặc những người gần gũi nhất, nhớ nhầm, nhớ lẫn,…
Có những người có biểu hiện rối loạn ngôn ngữ, sử dụng sai từ, diễn đạt dài dòng không có nội dung chính xác,…Một số người biểu hiện nặng hơn như động kinh, mất kiểm soát cơ thể, tinh thần không ổn định, tức giận mất kiểm soát đập phá đồ đạc. Đây là những biểu hiện cụ thể của bệnh mất trí mà bạn cần biết.
Bài đọc nhiều
Giải đáp căn bệnh teo não và cách ngăn ngừa
Những thực phẩm nuôi dưỡng và bảo vệ làn da
Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo thêm thực phẩm chức năng Phục Não Khang đang được nhiều người sử dụng tin dung hiện nay để đặc trị bệnh teo não, và sa sút trí tuệ,…
Mọi ý kiến thắc mắc vui lòng gửi về:
- Hộp thư điện tử: [email protected]
Địa chỉ: Số 148 Trần Vĩ, Mai Dich, Cầu Giấy, Hà Nội.
Hoặc liên hệ SĐT: 0848165858 để được tư vấn Miễn Phí, và đặt lịch khám tại Đông Y Tuệ Khang Dương với giá ưu đãi nhất,…
Comments