Những ưu điểm và hạn chế của thiết bị cầu trục.
Cầu trục nhà xưởng hay thiết bị cầu trục là loại thiết bị chuyên dụng cho việc nâng – hạ các sản phẩm có khối lượng lớn trong nhà xưởng, kho hàng… Thiết bị cầu trục cũng là một trong số những máy móc quan trọng của hầu hết các nhà xưởng để giảm sức lao động con người và đạt hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, thiết bị cầu trục cũng sẽ không thể tránh khỏi một số khuyết điểm, cùng tìm hiểu rõ hơn để mua được những sản phẩm phù hợp nhất.
Ưu điểm của thiết bị cầu trục trong nhà xưởng là gì?
Đặc điểm chung của hầu hết các loại cầu trục, là hoạt động ở trên cao, phía trong của nhà xưởng. Thiết bị cầu trục sẽ di chuyển dựa vào hệ thống đường ray, đặt ở trên dầm và mô tơ gắn ở đây. Cầu trục nhà xưởng có thể di chuyển linh hoạt từ phía trước ra đằng sau, dọc theo chiều dài của nhà xưởng, hoặc từ bên này qua bên kia.
Còn thiết bị nâng hạ là tời điện, palang được lắp trên xe con chạy dọc theo cầu trục. Các xe con được gắn vuông góc, cố định với dầm, di chuyển theo 1 đường ray cố định. Cầu trục sẽ được vận hành, bởi các thiết bị được điều khiển bằng tay, sử dụng hệ thống dẫn điện trong quá trình hoạt động.
Khi sử dụng cầu trục nhà xưởng, thiết bị càu trục sẽ giúp tiết kiệm tối đa không gian sử dụng, bởi nó nằm ở phía trên cao của nhà xưởng. Cùng với đó là chi phí lắp ráp – dựng thấp nên tiết kiệm tài chính hiệu quả cho doanh nghiệp.
Tỉ lệ xảy ra sự cố trong quá trình vận hành của thiết bị cầu trục rất thấp nên luôn đảm bảo được an toàn trong nhà xưởng. Thời gian sử dụng cho thiết bị này cũng rất lâu dài, dễ bảo hành, sửa chữa nếu có sự cố xảy ra. Quan trọng hơn cả là sử dụng sản phẩm không chỉ tiết kiệm mà còn mang lại năng suất làm việc cao.
Những hạn chế của thiết bị cầu trục
Thiết bị cầu trục trong nhà xưởng mặc dù mang lại nhiều ưu điểm và giúp cho quá trình làm việc dễ dàng hơn nhưng cũng không tránh khỏi những hạn chế.
Đối với cầu trục nhà xưởng là dạng cầu trục dầm đơn, hạn chết về tải trọng nâng hạ vật, thưởng thì chỉ được tối đa 20 tấn. Không những thế, chiều cao nâng hạ thường cũng sẽ thấp hơn so với cầu trục dầm đôi, trong cùng mọt không gian nhà xưởng.
Đối với cầu trục dầm đôi, khi di chuyển các vật, cầu trục thường dễ bị xô lệch về một phía do lực cản của 2 bên ray không đều với nhau.
Thiết bị cầu trục cũng chỉ có thể hoạt động trong phạm vi nhà xưởng được mà thôi.
Một số lưu ý khi sử dụng thiết bị cầu trục nên biết
Trước khi thiết bị cầu trục đi vào hoạt động cần phải cho chạy thử để đảm bảo tuyệt đối các hệ thống điện, palang đã ổn định. Khi vận hành cầu trục, không được đứng trên hay đứng dưới vật được nâng hạ. Trong quá trình sử dụng cũng phải bảo dưỡng các thiết bị theo định kỳ để có biện pháp sửa chữa kịp thời khi cần thiết.
Với những người phụ trách điều khiển cầu trục nhà xưởng, cần tìm hiểu kỹ nguyên lý hoạt động của cầu trục và các thiết bị thay thế cho những bộ phẩn có khả năng hao mòn cao như má phanh, động cơ di chuyển luôn phải có sẵn để thay thế khi cần.
Cuối cùng là thời gian thay mới định kỳ cầu trụ và palang, thường trong vòng 15 năm sẽ phải thay mới để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả hoạt động.
Hy vọng rằng với những gì đã cung cấp, bạn đọc sẽ có thêm thông tin để hiểu rõ hơn về cầu trục nhà xưởng.
Có thể bạn quan tâm:
Comments